3 bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh

Người cao tuổi với sức đề kháng bị suy giảm, thường phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Những bệnh này sẽ tiến triển dần theo thời gian, làm suy giảm sức khoẻ thậm chí là nguyên nhân gây tử vong. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về những bệnh này và áp dụng sớm các biện pháp phòng tránh có thể giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe tốt hơn, cũng như góp phần giảm nhẹ các triệu chứng.

Tìm hiểu về 3 bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi 

Suy giảm trí nhớ

Hội chứng suy giảm trí nhớ là một trong những bệnh mạn tính phổ biến, xảy ra chủ yếu do quá trình lão hóa của cơ thể. Tình trạng này ở người cao tuổi còn được biết đến với tên gọi là “bệnh Alzheimer”, các triệu chứng đầu tiên thường không quá rõ rệt nhưng sẽ dần tiến triển xấu theo thời gian. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình nhận thức, hoạt động tư duy, ghi nhớ và khả năng kiểm soát hành vi hằng ngày của người bệnh.

Suy giảm trí nhớ có nhiều biểu hiện khác nhau, các dấu hiệu ban đầu có thể kể đến như khó khăn trong việc học hỏi, ghi nhớ những thông tin mới; đặt sai vị trí các đồ vật thường dùng; bỏ lỡ những cuộc hẹn quan trọng hoặc gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp. 

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một hình thức của lão hoá, báo hiệu sự suy yếu và tổn thương của các sụn khớp trong cơ thể, gây đau đớn và giới hạn chức năng vận động. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, các yếu tố như cân nặng, di truyền, chấn thương, tính chất công việc,… cũng có thể được xem là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này.

Các triệu chứng của thoái hóa khớp thường phát triển khá chậm và nặng dần theo thời gian.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là đau và sưng ở các khớp, khả năng vận động bị hạn chế, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. 

Đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Tình trạng này xảy ra do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả lượng insulin mà cơ thể tạo ra. 

Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm, nhưng có mức phổ biến hàng đầu thế giới. Theo báo cáo năm 2021 của Liên Đoàn Đái Tháo Đường Quốc Tế (IDF), 10.5% dân số trưởng thành đang sống chung với bệnh đái tháo đường và các chuyên gia dự đoán con số này sẽ lên đến 46% vào năm 2045.

Đây là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, thần kinh, bệnh thận… Ngoài ra, bệnh còn gây tổn thương tới rất nhiều các cơ quan khác trong cơ thể như: xương, khớp, não bộ, suy giảm trí nhớ hay các bệnh về da.

Ngoài ra, bệnh mạn tính khác thường gặp ở người cao tuổi như Bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, bệnh tăng huyết áp …), Bệnh đường tiêu hóa (bệnh viêm đại tràng, bệnh dạ dày tá tràng …), Bệnh phổi mãn tính (bệnh viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, và bệnh tắc nghẽn phổi …) sẽ cung cấp thêm thông tin ở các bài viết sau.

Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm, nhưng có mức phổ biến hàng đầu thế giới

Cách phòng tránh và sống chung với bệnh mạn tính

Quá trình lão hóa của cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, vì nếu chăm sóc đúng cách, bạn và người thân có thể ngăn ngừa các bệnh mạn tính hoặc giảm nhẹ nguy cơ biến chứng, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống. 

Dinh dưỡng lành mạnh

Thực đơn cho người trung niên và cao tuổi cần cân đối các chất dinh dưỡng gồm chất đạm, béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ. Người cao tuổi nên giảm tiêu thụ thịt đỏ, thay vào đó cần tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua. Bạn và người thân nên xây dựng chế độ ăn giàu thực vật, ưu tiên các loại trái cây, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, quả hạch, đậu. 

Theo một nghiên cứu được Viện Y Học Quốc Gia Hoa Kỳ đăng tải năm 2021 – về tầm quan trọng của chế độ ăn giàu thực vật – những người tuân thủ chế độ ăn dựa trên thực vật có huyết áp ổn định, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giảm hình thành cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh mạn tính nghiêm trọng khác. 

Để cải thiện các vấn đề về tiêu hóa ở người cao tuổi, cần tránh ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, số lượng bữa ăn tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân và tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, không nên để các bữa ăn quá cách xa nhau vì dễ gây tình trạng hạ đường huyết.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Tình trạng mất ngủ thường xuyên sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi, đau đầu, thiếu tỉnh táo, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Cần áp dụng một số biện pháp sau để sớm cải thiện chất lượng giấc ngủ, tránh để mất ngủ kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

  • Không ăn quá no vào buổi tối 
  • Tránh caffeine sau 2 giờ chiều 
  • Tập vài bài thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, độ dày/mỏng của bộ quần áo phải phù hợp với nhiệt độ phòng, ngăn ngừa cảm lạnh
  • Đảm bảo không gian ngủ được yên tĩnh, ánh sáng phù hợp  
  • Nên uống nước đều vào ban ngày, tránh uống nước nhiều vào buổi tối để hạn chế tình trạng tiểu đêm, gián đoạn giấc ngủ

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Tuổi càng cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình xung động thần kinh, làm cho một số chức năng bị suy giảm, dẫn đến các dấu hiệu như trí nhớ kém, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt,… 

Vì thế, bạn cần thường xuyên trò chuyện, thăm hỏi để người thân cảm thấy vui vẻ hơn, giảm tối đa nguy cơ trầm cảm. Cần dành thời gian tương tác, xin lời khuyên và lắng nghe những gì họ nói, thể hiện sự tôn trọng để người cao tuổi không cảm thấy buồn tủi. 

Ngoài ra, cần khuyến khích người trung niên và cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội như tập thể dục, đánh cờ, văn nghệ,… để tăng kết nối với mọi người, khơi dậy niềm vui sống, tránh cảm giác cô đơn. 

Cần thường xuyên trò chuyện, thăm hỏi để người thân cảm thấy vui vẻ hơn, giảm tối đa nguy cơ trầm cảm

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm ít nhất 1 lần ở người trung niên và 2 lần ở người cao tuổi để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến trí não như bệnh Alzheimer, Parkinson, u não và tai biến mạch máu não. Bằng cách phát hiện sớm, các chuyên gia bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị kịp thời và quản lý diễn biến bệnh tốt hơn, tối ưu hiệu quả chữa bệnh và giảm các biến chứng. 

Giải pháp từ BayoTech: Chăm sóc sức khỏe toàn diện, phòng tránh bệnh mạn tính 

Để tối ưu sức khỏe và phòng tránh các bệnh mạn tính, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể là rất quan trọng. Ngoài việc ăn các bữa ăn chính, bạn và người thân nên xem xét việc bổ sung thêm thực phẩm chức năng.

BayoTech hiện đang cung cấp các dòng thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ phòng tránh hoặc giảm nhẹ triệu chứng các bệnh cơ xương khớp, bệnh lý thần kinh hoặc các tổn thương da, tóc, móng do lão hóa và biến chứng từ các bệnh mạn tính. Các sản phẩm của hãng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và bào chế theo công thức đặc biệt cùng liều dùng phù hợp, không chỉ mang lại hiệu quả tốt mà còn giúp bạn an tâm khi sử dụng.

Các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung của BayoTech có mặt tại thị trường Việt Nam

Dù không thể hoàn toàn chữa khỏi các bệnh mạn tính, nhưng việc tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đồng thời áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp, bạn và người thân có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.

Thường xuyên theo dõi Website: bayotech.vn Fanpage BayoTech để cập nhật những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình. Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm gian hàng chính thức của BayoTech tại Shopee để mua hàng với những ưu đãi hấp dẫn nhé!

 

Trả lời

Bài viết liên quan