Đau khớp là vấn đề sức khỏe thường gặp và có xu hướng nghiêm trọng hơn vào cuối năm khi nhiệt độ giảm hơn mức bình thường. Vậy phải làm sao để kiểm soát đau khớp do thời tiết lạnh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Biểu hiện của tình trạng đau khớp mùa lạnh
Vào mùa lạnh, giai đoạn cuối năm hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiều người bệnh xuất hiện tình trạng suy giảm hoạt động của khớp. Các triệu chứng này có thể bao gồm:
- Đau nhức: Một trong những triệu chứng chính của tình trạng đau khớp khi thời tiết thay đổi là cảm giác đau nhức cấp tính hoặc kéo dài tại các khớp của cơ thể.
- Sưng: Những cơn đau khớp có thể kèm theo triệu chứng sưng viêm. Khu vực khớp bị ảnh hưởng sẽ có dấu hiệu sưng tấy, nóng ran và sẽ đau khi di chuyển hoặc chạm vào.
- Cứng khớp: Là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi đặc biệt vào mỗi sáng hoặc về đêm khi nhiệt độ xuống thấp hoặc sau vài giờ liền không vận động.
Biểu hiện của tình trạng đau khớp giai đoạn cuối năm có thể xuất hiện nhiều nhất ở các vị trí như khớp gối, khớp háng, khớp bàn chân và cột sống thắt lưng.

Nguyên nhân gây ra các cơn đau khớp mùa lạnh
Mặc dù nhiệt độ giảm hay thời tiết thay đổi đột ngột không là nguyên nhân chính gây ra viêm khớp, tuy vậy, trời lạnh lại khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các bệnh lý về xương khớp nói chung nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt là khi trời lạnh hoặc trong giai đoạn giao mùa. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như:
- Thay đổi thời tiết đột ngột: Theo Hiệp Hội Khớp Học, nhiệt độ giảm gây co thắt cơ, làm chậm quá trình lưu thông máu, lượng máu nuôi khớp bị suy giảm. Khi không được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy, màng dịch khớp dễ bị tổn thương và gây ra cảm giác đau.
- Ít vận động: Trong mùa lạnh, nhiều người có xu hướng ít vận động hơn. Sụn phụ thuộc vào chuyển động của khớp để hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Sự thiếu vận động này gây trì trệ tuần hoàn máu và làm cứng khớp, dẫn tới sự co rút của các cơ xung quanh khớp, làm cho chúng trở nên căng và gây ra cảm giác đau.
- Thiếu vitamin D: Cường độ ánh sáng mặt trời suy yếu vào mùa lạnh, cơ thể ít tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tự nhiên, quá trình tổng hợp vitamin D trong cơ thể giảm đi. Là dưỡng chất vốn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp, thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp và làm nghiêm trọng các triệu chứng đau nhức.
- Các bệnh lý về khớp: Tình trạng đau khớp ở người lớn tuổi hoặc ở những người mắc bệnh lý về khớp mãn tính như viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh gút,… sẽ gia tăng trong mùa lạnh hoặc trong giai đoạn giao mùa.

Biện pháp giảm đau khớp mùa lạnh
Một số phương pháp dưới đây có thể làm giảm cơn đau khớp trong mùa đông này.
Giữ ấm
Giữ ấm cơ thể là phương pháp hiệu quả để giảm cơn đau khớp. Khi cơ thể bị lạnh, các khớp có thể trở nên co cứng và đau nhức hơn. Bằng cách giữ ấm, ta có thể tăng tuần hoàn máu, giảm thiểu sự căng thẳng và đau nhức ở các khớp. Hãy sử dụng thêm phụ kiện giữ ấm và đắp thêm chăn vào ban đêm. Ngoài ra, việc sử dụng túi chườm nóng để áp lên vùng khớp đau cũng sẽ mang lại lợi ích. Nhiệt từ túi chườm sẽ tác động trực tiếp vào vùng khớp đang bị tổn thương, làm gia tăng lưu thông máu, giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Tập thể dục
Hoạt động thể chất rất cần thiết để cải thiện tình trạng đau khớp. Tập thể dục là cách giúp bạn nuôi dưỡng các khớp. Sụn, dây chằng và xương cũng trở nên chắc khỏe và đàn hồi hơn khi được sử dụng thường xuyên, tất nhiên với một cường độ hợp lý.
Tập thể dục thường xuyên cung cấp cho bạn nhiều năng lượng và giải phóng hormone hạnh phúc giúp giảm thiểu các cơn đau khớp. Hình thành thói quen vận động mỗi ngày giúp các khớp được nới lỏng, nhờ đó hạn chế đáng kể các chấn thương.
Tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho xương khớp
Để góp phần giảm thiểu triệu chứng đau khớp do thời tiết, bạn và người thân cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, trong đó có các dưỡng chất tốt cho xương khớp, bao gồm:
- Thực phẩm giàu Omega 3 như các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích,…) và các loại quả hạch (óc chó, hạnh nhân, macca,…)
- Bổ sung nhiều rau màu xanh đậm để đảm bảo hàm lượng Vitamin K trong cơ thể, vốn là dưỡng chất cần thiết ngăn ngừa các bệnh về xương khớp
- Sữa và các chế phẩm từ sữa để bổ sung canxi, vitamin D cần thiết cho cơ thể để duy trì mật độ xương và ngăn tình trạng thoái hóa khớp.
Bên cạnh bổ sung những thực phẩm nêu trên, bạn và người thân cần hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ uống có cồn,…
Ngoài những nhóm thực phẩm chính nêu trên, việc sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất đặc biệt có lợi cho sức khỏe khớp như Glucosamine và Chondroitin là rất cần thiết.
BayoTech – Bone & Joint Health là thực phẩm bổ sung có sự kết hợp hiệu quả của các chất dinh dưỡng hỗ trợ khớp, bao gồm Glucosamin, Chondroitin và MSM, giúp tăng cường tái tạo sụn và phục hồi chức năng vận động, cải thiện tình trạng đau, cứng khớp. Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm bổ sung dưỡng khớp cho bản thân và gia đình, BayoTech – Bone & Joint Health có thể là sự lựa chọn lý tưởng mà bạn nên tham khảo.
Kiểm soát cân nặng
Duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng có thể làm giảm triệu chứng đau và cứng khớp do làm giảm trọng lượng đè lên các khớp như đầu gối, hông và cột sống. Bằng việc kiểm soát cân nặng thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất điều độ, bạn và người thân có thể duy trì khớp ở trạng thái tốt, giảm thiểu các triệu chứng đau nhức.

Tóm lại, thời điểm trời lạnh là thách thức đối với những người mắc bệnh lý về khớp, đặc biệt với người trung niên và cao tuổi. Nhưng bằng cách thực hiện một số biện pháp hữu ích được đề cập trong bài viết, bạn và người thân có thể chủ động kiểm soát cơn đau, tăng cường khả năng vận động và giảm thiểu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Thường xuyên theo dõi Website: bayotech.vn và Fanpage BayoTech để cập nhật những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình. Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm gian hàng chính thức của BayoTech tại Shopee để mua hàng với những ưu đãi hấp dẫn nhé!