Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, nhiều người băn khoăn: nên chọn dùng đạm nguồn gốc động vật hay đạm từ thực vật? Bài viết này sẽ lý giải câu hỏi trên đồng thời giúp bạn khám phá cách xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất đạm.
Vai trò của chất đạm đối với cơ thể
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có hơn 10.000 loại protein tham gia vào quá trình hình thành các tế bào, được tìm thấy ở mọi cơ quan như cơ bắp, mô xương, da và tóc,… Chất đạm cũng là một phần quan trọng của quá trình cung cấp năng lượng và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Điều này giúp hình thành hệ thống miễn dịch, tạo ra các kháng thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Vì thế, chất đạm là dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung để cơ thể hoạt động bình thường.
Cơ thể cần bao nhiêu lượng chất đạm mỗi ngày?
Không nhận đủ chất đạm trong chế độ ăn uống hằng ngày có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, da nhợt nhạt, rụng tóc, rối loạn nội tiết tố và nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, nếu bổ sung chất đạm quá mức thì lượng dư thừa thường được cơ thể tích trữ dưới dạng chất béo gây tăng cân. Vậy đâu là lượng protein nên nạp vào mỗi ngày để tối ưu sức khỏe?
Lượng protein lý tưởng nên tiêu thụ hằng ngày tùy thuộc vào nhiều yếu tố gồm tuổi tác, giới tính, cân nặng, tần suất vận động,….
Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Bộ Y tế – Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, các chuyên gia khuyến nghị lượng protein cần nạp hằng ngày khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, cụ thể như sau:
- Trẻ em dưới 4 tuổi: 13 gam
- Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi: 19 gam
- Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: 34 gam
- Phụ nữ và trẻ em gái từ 14 tuổi trở lên: 46 gram
- Bé trai từ 14 đến 18 tuổi: 52 gram
- Nam giới từ 19 tuổi trở lên: 56 gram
Giá trị dinh dưỡng của đạm thực vật và đạm động vật
Chất đạm được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật, nhưng giá trị dinh dưỡng từ hai nguồn này có một vài điểm khác biệt, chủ yếu về chất lượng và số lượng của các axit amin có trong cấu trúc chất đạm đó.
Đạm thực vật, chủ yếu được tìm thấy trong các loại đậu, hạt, ngũ cốc, rau xanh, nấm và gạo lứt. Đặc điểm nổi bật của đạm thực vật là chứa hàm lượng cholesterol thấp, giúp kiểm soát cân nặng, duy trì huyết áp ổn định và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch. Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng của đạm thực vật còn nằm ở việc chứa nhiều axit amin thiết yếu như Lysine và Methionine, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu tổn thương bởi các gốc tự do, đẩy nhanh quá trình lành vết thương và tăng cường sức khỏe toàn diện.
Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào đạm thực vật có thể khiến cơ thể thiếu hụt một số axit amin cần thiết cho sức khỏe tổng thể. So với đạm thực vật, đạm động vật chứa đầy đủ axit amin thiết yếu và cung cấp đủ chất dinh dưỡng hơn cho cơ thể. Đạm từ động vật chủ yếu được tìm thấy trong các loại thịt, cá, trứng, sữa.
Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng đạm động vật có khả năng cân bằng số lượng lớn axit amin cho cơ thể con người, còn đạm thực vật chỉ chứa một số ít các loại axit amin thiết yếu. Ngoài ra, đạm động vật còn cung cấp hàm lượng đáng kể vitamin B12 – một loại dưỡng chất không có trong đạm thực vật.
Do giá trị dinh dưỡng của hai nguồn chất đạm có sự khác biệt nhất định, bạn và người thân nên kết hợp xen kẽ đạm động vật và đạm thực vật vào các bữa ăn để bổ sung đầy đủ axit amin cần thiết cho cơ thể, giúp duy trì sức khỏe toàn diện.
Cách kết hợp đạm thực vật và đạm động vật trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Bằng việc kết hợp xen kẽ đạm thực vật và đạm động vật trong chế độ ăn hằng ngày, sẽ giúp cơ thể được hưởng trọn vẹn các lợi ích của chất dinh dưỡng quan trọng này. Điều này có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh.
Việc phối hợp đạm động vật và đạm thực vật trong khẩu phần hằng ngày cần được điều chỉnh phù hợp cho từng đối tượng, đảm bảo tuân thủ tỷ lệ cung cấp năng lượng Protein : Lipid : Glucid (P : L : G) lần lượt như sau:
- Đối với người trưởng thành: P : L: G = 14% : 20% : 66%
- Đối với trẻ em: P : L : G = 18% : 25% : 57%.
Chất đạm cần thiết là thế, nhưng để đảm bảo dinh dưỡng cân đối cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, chế độ ăn uống của bạn và người thân vẫn cần phải được đa dạng hóa. Bởi nếu chỉ tập trung vào việc bổ sung đạm mà không quan tâm tới các dưỡng chất khác có thể gây ra mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Do đó, ngoài việc bổ sung lượng đạm phù hợp, bạn nên lưu ý về việc điều chỉnh các thành phần dinh dưỡng khác trong khẩu phần ăn hằng ngày, cần đảm bảo cân đối dinh dưỡng với tỷ lệ như sau: Bột đường chiếm 65 – 70%; Chất đạm chiếm 12 – 14%; Chất béo chiếm 18 – 20%. Chế độ ăn khoa học cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cơ thể phát triển toàn diện.
Ngoài ra, bạn và người thân có thể xem xét việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp để tối ưu việc cung cấp thêm các dưỡng chất quan trọng, hỗ trợ sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình. BayoTech hiện đang cung cấp các sản phẩm bổ sung tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe toàn diện cho mọi lứa tuổi. Các sản phẩm của hãng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và bào chế theo công thức đặc biệt cùng liều dùng phù hợp, không chỉ mang lại hiệu quả tốt mà còn giúp bạn an tâm về độ an toàn khi sử dụng.
Tóm lại, việc kết hợp xen kẽ hai nguồn chất đạm: đạm thực vật và đạm động vật vào chế độ ăn hàng ngày là một lựa chọn thông minh, tạo sự cân bằng dinh dưỡng tốt để nâng cao sức khỏe cho cả gia đình.
Thường xuyên theo dõi Website: bayotech.vn và Fanpage BayoTech để cập nhật những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình. Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm gian hàng chính thức của BayoTech tại Shopee để mua hàng với những ưu đãi hấp dẫn nhé!